QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẦU RIÊNG NAM ĐÔ

  1. Quy trình sản xuất sầu riêng:

Sầu riêng khi tới ngày thu hoạch, kỹ thuật của Nam Đô cùng nhà vườn tiến hành thu hái, lựa chọn những quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trái tươi sẽ tiến hành phân loại riêng ra. Loại chín từ cây thì sẽ phân loại cấp đông nguyên trái xuất khẩu Trái đông lạnh. Phần còn lại ủ chín để lột múi lấy cơm sầu riêng đông lạnh và sấy Thăng hoa.

  1. Trái tươi xuất khẩu.

Stt

Các bước

Nội dung

Hình ảnh

 

I. Kiểm tra, giám sát lô quả tại khu vực nhận hàng của cơ sở đóng gói

 

Bước 1:

Kiểm tra hồ sơ

 

- Kiểm tra thông tin liên quan đến vùng trồng để đảm bảo vườn trồng quả sầu riêng đã đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và được Tổng Cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt;

- Quay hình ảnh hồ sơ, giấy tờ tại khu vực nhập nguyên liệu đầu vào.

- Hình ảnh giấy tờ thông tin chi tiết vườn trồng, mã số vườn, ngày thu hoạch…

 

- Kiểm tra giấy ủy quyền hoặc hợp đồng mua bán đối với các lô quả sầu riêng thu gom từ Vùng trồng Nam Đô hợp tác cùng với Bà con.

- Hợp đồng mua bán Sầu riêng.

 

Bước 2:

Kiểm tra thực tế

 

- Kiểm tra phương tiện vận chuyển đảm bảo sầu riêng được thu gom từ các vùng trồng đã đăng ký, không được chở lẫn quả sầu riêng với các loại quả khác. Phương tiện vận chuyển phải được phun khử khuẩn khi vào khu vực dỡ hàng.

- Xe vận chuyển kín hoặc trùm bạt tại vườn sầu riêng đã được cấp mã số.

- Phun khử khuẩn toàn bộ xe tại cửa vào cơ sở đóng gói.

 

 

- Kiểm tra nhãn mác đối với các lô quả sầu riêng vận chuyển từ vườn trồng đến cơ sở đóng gói.

- Nhãn, mác nội bộ công ty gắn trên sọt, thùng đựng sầu riêng.

- Ghi chép các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ vườn trồng, mã PUC, ngày thu hoạch để truy xuất nguồn gốc.

 

 

- Mỗi lô hàng quả sầu riêng đến cơ sở đóng gói.

- Công nhân tiếp nhận ghi chép thông tin lô hàng, cân khối lượng, tên vườn, mã vùng trồng … tại khu vực nhập hàng của cơ sở đóng gói.

 

 

- Kiểm tra sinh vật gây hại phát hiện tại khu vực nhận hàng nếu có.

- Công nhân kiểm tra sơ bộ loại bỏ những quả biến dạng, thối hỏng, nhiễm sinh vật gây hại (nếu có)…

- Sổ sách ghi chép những sinh vật gây hại đã phát hiện.

- Lấy mẫu quả bị nhiễm sinh vật gây hại gửi về phòng giám định để kiểm tra.

 

 

- Kiểm tra kỹ các lô hàng quả sầu riêng thu gom liên quan đến kích thước, màu sắc, chất lượng quả để đảm bảo yêu cầu của Trung Quốc. Trường hợp có triệu chứng nhiễm sinh vật gây hại thì phải lấy mẫu để kiểm tra. 

 

 

- Các lô quả sầu riêng nhập vào cơ sở đóng gói phải sắp xếp hợp lý và có thẻ/ nhãn ghi rõ thông tin về tên và địa chỉ, mã PUC, ngày tháng thu mua để đảm bảo truy xuất lô hàng, tránh hư hỏng. Lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được ngăn cách với lô hàng xuất khẩu sang thị trường khác để tránh lẫn lộn, lẫy nhiễm chéo các loài sinh vật gây hại.

- Sọt/ thùng đựng sầu riêng đồng nhất về chủng loại, màu sắc (nếu có thể, quy định màu sắc sọt đựng của từng vườn) để tránh nhầm lẫn giữa các lô.

- Thẻ nội bộ ghi đầy đủ thông tin gắn trên từng sọt.

 

 

- Lưu lại các thông tin, hồ sơ ghi chép lô quả sầu riêng thu mua đảm bảo thuận tiện cho việc truy xuất, kiểm tra khi có yêu cầu.

- Hình ảnh sổ sách ghi chép.

 

II. Kiểm tra, giám sát lô quả sầu riêng tại khu vực phân loại, đóng gói

 

Bước 3:

Yêu cầu về nhân sự

- Người tham gia trực tiếp phân loại, sơ chế và đóng gói quả sầu riêng phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải có kiến thức về quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở, đủ độ tuổi lao động theo luật định và đủ sức khoẻ.

- Hình ảnh Hợp đồng lao động, Hồ sơ tập huấn, danh sách nhân viên tham gia tập huấn quy trình đóng gói, nhận biết các loài đối tượng KDTV mà Trung Quốc quan tâm, Giấy khám sức khỏe.

- Công nhân mặc đầy đủ quần áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang.

- Bảng hình ảnh nhận biết và mô tả hình thái các loài đối tượng KDTV treo tại các khu vực sản xuất trong cơ sở đóng gói.

 

- Cán bộ kỹ thuật phải hiểu rõ quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhận biết các loài đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc quy định trong yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu cụ thể đã được ký kết.

 

- Cán bộ kỹ thuật phải thực hiện kiểm tra, giám sát từng lô quả sầu riêng trước và sau khi đóng gói, các hồ sơ liên quan đến ca làm việc phân loại và đóng gói sản phẩm, ghi biên bản giám sát của ca phân loại, đóng gói và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các nội dung ghi trong biên bản.

- Hình ảnh cán bộ kỹ thuật của nhà máy giám sát toàn bộ quy trình đóng gói.

- Hình ảnh biên bản giám sát.

 

Bước 4:

Kiểm tra, giám sát tại khu vực phân loại

- Giám sát quá trình phân loại và làm sạch vỏ quả để loại bỏ quả bị nhiễm sinh vật gây hại, quả không đạt tiêu chuẩn do thối hỏng hoặc biến dạng, loại bỏ lá, thân, tàn dư thực vật và đất đá.

- Quay hình ảnh công nhân thao tác phân loại quả thối, hỏng, nhiễm bệnh, biến dạng…

- Công nhân sử dụng vòi xịt áp suất cao, bàn chải, khăn bông (nếu có) làm sạch bề mặt quả.

- Dỏ/thùng và khu vực chứa quả bị loại.

- Nhúng/rửa và hong khô quả.

- Khu vực tập kết quả bị loại bỏ.

- Hồ sơ ghi chép

 

- Giám sát quá trình phân loại và làm sạch vỏ quả, cần chú ý đến việc loại bỏ hoàn toàn các loài sinh vật gây hại là đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc, gồm các loài sau: 1. Bactrocera correcta; 2. Dysmicoccus neobrevipes; 3. Planococcus minor; 4. Planococus lilacinus; 5. Pseudococcus jackbeardsleyi; 6. Exallomochlus hispidus

 

- Yêu cầu nhân viên tại khu vực phân loại phải mặc bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay, loại bỏ và thu gom những quả sai kích thước, màu sắc, dập, bị nhiễm sinh vật gây hại vào thùng/ rổ loại thải (có nhãn để phân biệt). Chải quả hoặc làm sạch bề mặt quả bằng súng áp suất cao để loại bỏ sinh vật gây hại bám trên bề mặt quả.

 

- Yêu cầu nhân viên thực hiện phân loại cuối mỗi ca làm việc phải đưa các quả bị loại thải đến khu vực xử lý quả hỏng, đảm bảo không bị lẫn vào các lô quả đáp ứng quy định, tránh nhiễm tạp. 

 

- Lưu lại các thông tin, hồ sơ ghi chép lô quả sầu riêng tại khu vực phân loại đảm bảo thuận tiện cho việc truy xuất, kiểm tra.

 

Bước 5:

Kiểm tra, giám sát tại khu vực đóng gói

 

- Kiểm tra bao bì đóng gói để đảm bảo hoàn toàn mới, sạch sẽ, vệ sinh. Bao bì phải có nhãn ghi tên quả, nơi sản xuất, nước xuất khẩu, tên và mã số cơ sở đóng gói (PHC) và mã PUC. Trên mỗi bao bì phải ghi rõ quả sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bằng tiếng Anh (Exported to the People’s Republic of China) và tiếng Trung (输往中华人民共和国).

- Quang cảnh phòng đóng gói, khu vực chứa bao bì.

- Quay cận cảnh đầy đủ thông tin in trên bao bì đóng gói sầu riêng và dòng chữ “Exported to the People’s Republic of China” hoặc “输往中华人民共和国”.

 

- Vật liệu đóng gói bằng gỗ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật số 15 (ISPM 15).

- Quay cận cảnh pallet gỗ đóng dấu đã được xử lý theo tiêu chuẩn ISPM 15.

 

- Sau khi đóng gói đủ số thùng cho một (01) lô hàng, cán bộ kiểm tra, giám sẽ kiểm tra lại khối lượng lô hàng đã đóng gói và khối lượng quả, tem dán, nhãn dán đã xử lý theo yêu cầu xuất hàng của đơn vị và của nước nhập khẩu.

- Hình ảnh cán bộ nhà máy kiểm tra lô hàng đã đóng gói (khâu KCS/ OTK)

 

- Lưu lại các thông tin, hồ sơ ghi chép lô quả sầu riêng tại khu vực đóng gói đảm bảo thuận tiện cho việc truy xuất, kiểm tra.

- Hình ảnh nhân viên ghi chép sổ sách đóng gói.

 

Bước 6:

Kiểm tra, giám sát tại khu vực bảo quản

 

- Sau khi sản phẩm hoàn thiện, nhân viên phải kiểm tra kỹ các thông tin trên bao bì, quy cách, chất lượng trước khi chuyển vào kho lưu trữ, bảo quản và chờ phân phối. Quy định đóng gói phải đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

- Hình ảnh bên trong và bên ngoài kho lạnh đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ có chứa hàng bên trong (nếu có).

 

 

- Bảo quản nơi kho ráo, sạch sẽ và đảm bảo không có tàn dư động động thực vật và chất độc hại.

 

 

 

- Yêu cầu để riêng quả sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, không được để lẫn giữa các thị trường khác nhau.

 

 

Bước 7:

Lấy mẫu kiểm tra lô hàng

- Cán bộ kiểm tra, giám sát tại cơ sở phải tiến hành lấy mẫu lô sầu riêng để kiểm tra, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật của Trung Quốc. Trường hợp phát hiện sinh vật gây hại (phụ lục của Nghị định thư) cán bộ kiểm tra, giám sát đều phải thực hiện thu và gửi mẫu cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để giám định và ghi chép vào sổ phát hiện sinh vật gây hại.

- Hình ảnh nhân viên lấy mẫu kiểm tra.

- Phòng kiểm tra chất lượng của nhà máy (nếu có).

 

+ Trường hợp không phát hiện thấy sinh vật gây hại thuộc Phụ lục của Nghị định thư thì cho lô hàng được phép bảo quản và chờ cán bộ kiểm dịch thực vật đến kiểm tra hoặc đưa lên phương tiện vận chuyển và sẽ thực hiện kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

- Hình ảnh nhân viên công ty và cán bộ KDTV kiểm tra lô hàng trước khi đóng công ten nơ.

 

+ Trường hợp phát hiện thấy sinh vật gây hại thuộc Phụ lục của Nghị định thư thì báo cáo với lãnh đạo cơ sở đóng gói và cơ quan kiểm dịch thực vật; đồng thời không được phép xuất khẩu lô quả sầu riêng này.

- Hình ảnh lấy và lưu mẫu nghi bị nhiễm bệnh.

 

+ Trường hợp lô sầu riêng đóng gói sai quy cách: Không có thông tin tên quả, nơi sản xuất, mã số vùng trồng (PUC), mã số cơ sở đóng gói (PHC), ngày đóng gói và những thông tin liên quan khác quy định trong Nghị định thư hoặc lẫn lá, đất thì lô sầu riêng được yêu cầu đóng gói và kiểm tra lại theo quy định.

- Một số hình ảnh lô hàng không đủ điều kiện xuất khẩu: bao bì bẩn, không sạch, rách, thiếu thông tin in trên bao bì, quả lẫn cành lá, đất đá và tàn dư thực vật…

 

V. Kiểm tra, giám sát phương tiện vận chuyển

 

Bước 8:

Kiểm tra vệ sinh công ten nơ

- Yêu cầu khử khuẩn và kiểm tra kỹ phương tiện vận chuyển trước khi bốc hàng lên đảm bảo sạch hoàn toàn, không bị nhiễm các loài sinh vật gây hại bám/đi theo phương tiện vận chuyển.

- Hình ảnh công nhân vệ sinh, kiểm tra độ kín của công ten nơ.

 

Bước 9:

Kiểm tra tổng thể

- Khi hoàn thành việc xếp hàng, cửa của phương tiện vận chuyển cần phải đóng kín và dán niêm phong phù hợp để đảm bảo tính nguyên vẹn của lô hàng từ cơ sở đóng gói đến cửa khẩu xuất.

- Hình ảnh phối hợp với cán bộ KDTV kiểm tra kẹp chì, niêm phong công ten nơ.

 

Bước 10:

Lưu hồ sơ

Thông tin về ngày đóng gói, tên và mã PUC, PHC, ngày xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu, số công-tơ-nơ và các thông tin liên quan đến cơ sở đóng gói (vệ sinh, khử khuẩn,..) phải được ghi chép và lưu giữ để phục vụ cho việc truy xuất, kiểm tra khi có yêu cầu.

- Hình ảnh toàn bộ hồ sơ liên quan.

https://www.youtube.com/watch?v=xziWhFlnnGQ

  1. Trái chín Đông lạnh xuất khẩu.

Quy trình vệ sinh như trên. Sau đó đưa vào cấp đông, sau khi đạt độ cứng -35 độ C thì tiến hành đưa ra đóng gói theo yêu cầu của từng thị trường. Sau khi đóng gói xong thì đưa vào kho Trữ đông bảo quản và chờ xuất hàng. Trước khi xuất hàng được kiểm dịch theo quy định.

  1. Hàng lột múi cơm sầu riêng đông lạnh

Những Quả mẫu mã không đạt để Xuất trái Tươi và Trái cấp đông thì tiến hành vệ sinh và kiểm soát côn trùn như trên, sau đó tiến hành đưa đi ủ chín, trong quá trình ủ chín sẽ có kỹ thuật kiểm tra thường xuyên, quả nào đủ điều kiện lột sẽ mang vào phòng sạch để nhân viên lột. Sau khi lột và đưa Cơm đi cấp đông. Sau khi đạt -35 độ C thì đưa ra đóng thùng, sau khi đóng thùng xong thì đưa vào kho Trữ đông bảo quản và chờ xuất hàng. Trước khi xuất hàng được kiểm dịch theo quy định.

Share

Bài viết khác

Thời vụ ra hoa sầu riêng ở các nước khác

Thời vụ ra hoa sầu riêng ở các nước khác

Dưới đây là tổng hợp về tại các vùng ở Việt Nam và thời vụ sầu riêng tại các quốc gia khác trên thế giới.
Ra hoa sầu riêng ở Việt Nam

Ra hoa sầu riêng ở Việt Nam

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa đúng kỹ thuật rất quan trọng quyết định lớn đến năng suất và phẩm chất trái sau này. Để việc chăm sóc cây giai đoạn này hiệu quả bà...
Bạn đang tìm nơi bán bột cá biển uy tín chất lượng hàng đầu ?

Bạn đang tìm nơi bán bột cá biển uy tín chất lượng hàng đầu ?

Bột cá giúp vật nuôi tăng trưởng và phát triển mạnh nhờ cung cấp lượng protein dồi dào, là lượng đạm động vật bổ sung khó thay thế.